Nhân quả là việc chúng ta gieo nhân nào thì gặt hành động của quả đó. Đơn giản khi chúng ta gieo cây chanh chua thì chắc chắn khi ra trái chúng ta chỉ được quả chua mà thôi. Còn với một hạt cam khi gieo trồng xuống đất, cây lớn lên mang trái ngọt cho người trồng. Hiểu sâu xa hơn là việc khi con người gieo nhân hành động tốt thì chắc chắn sẽ nhận được trái tốt, gieo nhân xấu thì cuộc sống khó lòng mà an lạc được. Đó cũng là những lời phật dạy về nhân quả nghiệp báo mà mỗi người trong cuộc sống này cần hiểu thấu.
Trong đạo Phật, nhân quả là mỗi hành động, lời nói, ý nghĩ đều cần có tính trách nhiệm. Nhân quả thường không đến ngay tức thì mà phải trải qua một thời gian khá dài. Chính vì vậy, có khá nhiều người không tin vào luật nhân quả thường sống vô ý thức, thiếu trách nhiệm, tham lam, ích kỉ. Để đạt được những gì mình mong muốn thường làm trái luân thường đạo lý.
XEM THÊM: Hiểu thấu những Lời Phật dạy về chữ Tâm ắt hưởng phúc lành
Nhân – quả được thể hiện muôn hình vạn trạng, tùy thuộc vào nhân duyên, nghiệp báo của mỗi con người thì kết quả mới đến sớm hay muộn. Chẳng hạn, khi chúng ta đang khát khô cổ họng chỉ cần một ngụm nước cũng đủ để thỏa cơn khát. May mắn, chúng ta được người đi đường chia cho chai nước của mình đó cũng là quả ngay tức thì mà chẳng đợi đâu xa. Trong cuộc đời này, gieo nhân nào thì gặt quả đấy chỉ là gặt sớm hay muộn mà thôi.
Theo luật nhân quả, mọi thành công, thất bại đều là cả quá trình chúng ta “tích nghiệp” từ trước. Nếu chúng ta muốn có quả ngọt thành công thì chúng ta phải gieo nhân thiện lành. Nhiều người trong cuộc sống, khi nhận tin tốt lành thì hoan hỷ vui vẻ, lạc quan. Tuy nhiên, nếu nhận tin xấu, buồn phiền thì trở nên nóng nẩy, bực bội và đổ tội cho mọi người xung quanh. Thành hay bại đều do bạn lựa chọn ngay từ khi khởi phát công việc bằng cách gieo hạt giống tốt – xấu mà thôi.
Với những người thấu hiểu lời phật dạy đặc biệt là quy luật nhân quả luôn luôn thận trọng trong từng lời ăn tiếng nói, việc làm hay bất cứ hành động nào. Bởi nhân quả có thể là nhãn tiền nếu chúng ta chịu khó quan sát và học hỏi. Luật nhân quả là quy luật sống của muôn loài không ai có thể vượt ra ngoài khuôn khổ được. Nhiều tôn giáo, tín ngưỡng khác thì lý giải quy luật nhân quả là do đấng tối cao, hay thế lực siêu nhiên. Đạo Phật luôn có cái nhìn thấu đáo để hiểu sâu sắc, triệt để, vẹn tròn “nhân quả báo ứng” gồm phúc họa, phước lành do nhân tốt gây lên, gieo nhân xấu chắc chắn phải chịu khổ đau, muộn phiền.
Trong kinh Phật có dạy rằng, những ai khi sống làm điều ác chết đi chắc chắn bị đày xuống 18 tầng địa ngục; còn những người ác nghiệp nhẹ sẽ hóa kiếp thành ma đói, ma khát hoặc súc vật để chịu nghiệp báo. Khi đã chịu đủ nghiệp báo do mình gây ra sẽ trở nên làm người và tiếp tục chịu quả xấu nếu không biết đường tu thân tích đức hành thiện.
Bất kể một sự việc gì chưa tính tới việc thành công hay thất bại, nhưng chúng ta gieo nhân tốt, bằng sự cố gắng, vượt lên chính mình thì chắc chắn trái quả chúng ta nhận được sẽ là trái ngọt. Thành quả ngày hôm nay là sự cố gắng của ngày hôm qua. Sẽ chẳng có trái ngọt, thành công khi bạn khởi phát bằng sự lười biếng, lừa lọc đâu đấy.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 6 Lời Phật dạy về tình yêu cần khắc cốt ghi tâm
Gieo nhân nào thì gặt quả ấy, như việc bạn trồng cà được cà, trồng đậu được đậu, làm ác thì nhận ác mà thôi. Dù ở đâu trên trái đất này, bạn cũng không thể nào thoát khỏi nghiệp nhân quả khi làm chuyện trái luân thường đạo lý. Vì vậy, lời khuyên dành cho bạn là bất kì hành động, lời nói, suy nghĩ cần phải cẩn trọng để vững vàng ý chí, xây dựng một thành quả tốt từ những hạt giống hạnh phúc.
Có rất nhiều người than rằng trên nhân gian này có rất nhiều người làm việc xấu xa mà chưa thấy bị quả báo. Nghiệp báo không chỉ hiện diện trong thời gian tức thì mà nó còn kéo dài về sau, hoặc kiếp sau mới đủ duyên để trả nghiệp mình gây ra trước đó. Nhưng, quan sát một chút chúng ta cũng thấy quả của duyên xấu ngay tức thì. Chẳng hạn với tên trộm cướp, chúng luôn luôn phải sống trong đói khổ, nghèo túng bởi đi cướp thì ăn chơi trác tang và chẳng mấy chốc lại cháy túi. Vì lòng tham, vì tiền bạc mà con người bất chấp lương tâm để lừa gạt người khác dẫn đến tù tội, nghèo đói, khốn khổ trong hiện tại và tương lai.
Quả báo cho những kẻ chuyên đi lừa gạt, cướp bóc, tham lam là tù tội, bị người đời khinh chê, gia đình ly tán vợ con đói khổ. Kéo theo đó là sự tủi hổ của những đứa con, kiếp này nối kiếp sau của sự đói nghèo, cô độc.
“Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”, “gieo gió gặt bão” đó là quy luật tất yếu không chỉ trong giáo lý nhà Phật mà xa xưa ông cha ta đã đúc kết được kinh nghiệm. Hiểu – chiêm nghiệm những lời phật dạy về nhân quả giúp cho chúng ta bình tâm sống, cố gắng cho hiện tại và tương lai bằng chính sự nỗ lực của bản thân. Cũng có người, họ mải mê làm phước bởi không chỉ tích thiện cho đời sau mà quả ngọt ở đây còn là tiếng thơm muôn đời. Trong thế giới nhân loại, chỉ cần bạn ở hiền lành đức độ thì chắc chắn cuộc sống của bạn luôn luôn an lạc, tự tại và hạnh phúc. Hài lòng và không ngừng cố gắng cho cuộc sống tốt đẹp hơn là phương ngôn sống Đức Phật luôn mong tất thảy mọi chúng sinh đạt được. Khi đi, thế giới nhân loại không còn chịu khổ đau, chìa lìa, ghen ghét nghi kị mà chỉ còn tình yêu thương, san sẻ, hạnh phúc mà thôi.
Tất cả mọi người khi giảm phần con trong người gồm lòng tham – sân – si, là những sự bất chấp thủ đoạn để giành lấy mong muốn vật chất ngay hiện tại. Qua những lời phật dạy về nhân quả giúp ta hiểu được chân lý cuộc sống, giúp mình nhìn thấu tương lai từ những hạt mầm mình gieo ngay ở hiện tại. Gieo trái ngọt chắc chắn phải vun gốc từ cây trồng. Và có bền lâu hay không là do chính người trong cuộc cố gắng, đồng hành.
Đức Phật đạt tới cảnh giới thượng thừa, bỏ qua lòng nghi kị để gắn kết con người với nhau hơn. Sẽ thật buồn khi nhân – quả luôn luôn hiện diện nhưng bạn thì có quá nhiều mối quan tâm. Mỗi cá nhân chỉ cần rèn cái tôi cá nhân giúp hiểu biết đúng sai, gìn giữ chính bản thân mình để cuộc sống trở nên an lạc, vui tươi.