Lời Phật dạy về giác ngộ để tâm thanh tịnh đời an lạc

Thu Trang Lời Phật dạy 6205 Views

5/5 - (1 bình chọn)

Cuộc sống với những bộn bề lo toan khiến con người thấy hối hả, luôn bận rộn để mưu sinh mà quên đi những cái bình dị, an lạc của cuộc đời. Cùng nghe những Lời Phật dạy về giác ngộ để giúp thâm tâm đực thanh tịnh, tìm về với cuộc sống an lạc, bình dị. Trong bất cứ hoàn cảnh nào ta vẫn có thể hành việc thiện dù là nghịch cảnh trái ngang.

Những con người đã đạt tới cảnh giới cao trong cuộc đời, giác ngộ, tỉnh thức hiểu luân thường đạo lý. Dù tai luôn kề cận với những lời nói ác ý, hay những hành động bị người khác hãm hại, một ngày kết thúc với chiếc bụng đói, quần áo, nơi ở thiếu thốn nhưng nụ cười vẫn luôn nở trên môi.

XEM THÊM:

1_Lời Phật dạy về giác ngộ: tâm nhẹ, cuộc đời tỉnh thức

Cuộc sống luôn có quá nhiều sự cám dỗ, trên con đường giác ngộ luôn trải đầy tiền tài, vật chất, danh vọng, địa vị để làm chướng ngại vật níu chân mỗi chúng ta. Phải là người bản lĩnh, biết giữ bản thân mình, giữ gìn cơ thể, lời nói và một tâm hồn thanh tịnh.

Tâm thanh tịnh thì không nên sát sinh, không nên trộm cắp hay tham dục vọng thường tình. Bởi những thứ này khiến đôi tay con người nhơ nhớp, tâm hồn luôn bị dằn vặt, khổ đau. Lời nói muốn trong sạch thì trước hết không được nói dối, cũng đừng đưa ra những lời lăng mạ, lừa lọc người khác. Hay ăn nói sai sự thật trong những câu chuyện phiếm khiến ta cũng quen dần tạo thói khẩu nghiệp.

Suy cho cùng tham, sân, si là căn nguyên khiến cho con người tạo nghiệp từ miệng, tâm luôn dằn vặt, khổ đau. Bỏ được tham sân si giúp con người tìm được sự trong sạch trong tiếng nói, trong tâm hồn, tìm được niềm hạnh phúc trong những thứ bình dị.

Tâm không được thanh tịnh, luôn luôn vướng mắc bụi trần thì dẫn theo đó là hành động không được sáng suốt, thường trái luân thường đạo lý. Khi ta hành động sai trái dẫn đến hậu họa khôn lường thì chính bản thân ta luôn bị dằn vặt, khổ đau.

Bởi vậy, cần giữ cho tâm thanh tịnh. Khi con người giữ được cái tâm thanh tịnh thì mọi hành động đều được phân xử rõ đúng sai. Hành thiện trong bất cứ hoàn cảnh nào, tai đang nghe những lời trái ngang nhưng miệng vẫn có thể nói những lời thanh tao, khảng khái. Đang bị người khác lăng mạ, đánh đập nhưng không vì thế mà hãm hại lại họ, dùng hành động chính nghĩa để họ thức tỉnh.

Đức Phật là tấm gương sáng soi mọi hành động cũng như mọi lời hay ý đẹp. Dù Ngài phải chịu đói khổ, lấy trời làm màn đất làm giường nhưng vẫn luôn hành thiện cứu người. Thể xác có chịu đau khổ, nhưng Ngài vẫn thấy được niềm vui từ những điều giản dị nhất. Khi con người nghe hiểu được lời Phật dạy về giác ngộ thì cuộc sống chúng ta trở nên nhẹ nhàng, bình dị biết bao.

2_ Lời Phật dạy về giác ngộ là khi bỏ được nghiệp miệng, hành thiện giúp đời

Lời Phật dạy về giác ngộ giúp ta hiểu được rằng, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào khi ta dùng những từ thân thiện hay cay độc, thực tế hay không thích hợp, những từ sáo rỗng hay những lời nói có cánh, những từ tốt với họ hay có hại với họ, thù hận hay ghét…Miệng chúng ta thốt lên những từ nào chăng nữa cũng cần có chọn lọc cẩn thận.

Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Dù chúng ta sử dụng lời nói nào chăng nữa đều có tác dụng với người đối diện. Những lời hay ý đẹp giúp khích lệ tinh thần của họ, giúp họ nhìn nhận được đúng sai vươn lên chính mình. Những lời nói xấu xa, độc địa khiến họ suy sụp tinh thần, kích thích họ giận dữ hành động thiếu kiểm soát.

Bởi vậy, thay vì luôn luôn đáp trả mọi hành động sai trái đến với mình qua lời nói. Ta nên rèn tâm trí bình thản trước mọi vấn đề của cuộc sống. Trước khi nói hãy cho tâm hồn 1 giây suy nghĩ, quyết định đúng sai để nói.

Thay vì không thốt lên được những lời hay ý đẹp ta có thể nói những lời đồng cảm, thành thật để tránh gây phiền muộn cho người khác. Tâm trí nên là mảnh đất rộng, vô hạn như bầu trời cho oán giận vào mà chẳng có chỗ trú chân. Học theo lời Phật dạy về giác ngộ “để tâm trí không thể lay chuyển, lời nói thù hận, giận dữ không vuột khỏi môi”.

Cám dỗ cuộc đời luôn trực chờ khi chúng ta sẩy chân. Bởi vậy, cuộc sống của ta luôn phải thận trọng từng bước một. Cuối con đường giác ngộ phải luôn bắt đầu từ những bước đi nhỏ bé thường nhật. Khi chúng ta bắt đầu hành trình luôn phải khắc chế những điều trở ngại trước mắt đang chực chờ sẵn.

  1. Đối với người nghèo, khó mà rộng lượng
  2. Đối với người tự phụ thật khó tìm hiểu con đường Giác Ngộ
  3. Thật khó tìm sự giác ngộ bằng cái giá phải trả của sự hy sinh cái tôi
  4. Thật khó sinh ra trong khi Đức Phật vẫn còn trên thế gian
  5. Thật khó nghe lời dạy của Đức Phật
  6. Thật khó giữ cho tâm thanh tịnh cưỡng lại bản năng của thể xác
  7. Thật khó không ham muốn những gì không xinh đẹp và hấp dẫn
  8. Thật khó đối với một người khỏe mạnh không dùng sức mạnh để thỏa lòng ham muốn của mình.
  9. Thật khó tránh được giận dữ khi người khác thóa mạ mình
  10. Thật khó buộc mình tìm hiểu rộng và thấu đáo.
  11. Thật khó buộc mình tìm hiểu rộng và thấu đáo
  12. Thật khó không xem thường người mới học.
  13. Thật khó giữ mình khiêm tốn
  14. Thật khó tìm được bạn tốt
  15. Thật khó chịu đựng được sự rèn luyện kéo dài dẫn đến sự giác ngộ
  16. Thật khó không bị xáo trộn bởi những điều kiện và hoàn cảnh bên ngoài
  17. Thật khó dạy người khác bằng khả năng của họ
  18. Thật khó giữ được tâm hồn thanh thản
  19. Thật khó không tranh luận về điều phải trái
  20. Thật khó tìm ra và học hỏi phương pháp tốt

20 điều trên đây như một lời biện hộ, ngáng đường mỗi chúng ta trên con đường chinh phục giác ngộ, tìm lại chính bản thân mình. Mọi cám dỗ cuộc đời luôn hấp dẫn mỗi cá nhân con người.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

  1. Lời Phật dạy 3 quên 4 có cần khắc cốt ghi tâm
  2. Lời Phật dạy về gia đình đáng suy ngẫm
  3. 10 Lời Phật dạy về duyên số

Mấy ai trong cuộc đời này không mê tiền tài, địa vị, vật chất cho cuộc sống đủ đầy. Mấy ai không muốn cuộc sống luôn vui cười, hạnh phúc nhưng cho đi thì khá hẹp hòi…Con người khi chưa bước ra khỏi cuộc sống đời thường thì khó có thể cho tâm hồn nhẹ nhàng, thanh tịnh được.

Để có thể giác ngộ tâm hồn, cho cuộc sống nhẹ nhàng, thanh thản cần tránh những việc trên. Tâm an, miệng không khẩu thì hành động không bị sai trái, không khiến ta phải sống trong dằn vặt khổ đau.

Lời Phật dạy về giác ngộ cho ta hiểu được rằng con người ta phải sống trong nghịch cảnh trái ngang, nhưng tâm thanh tịnh, miệng không khẩu nghiệp thì luôn tìm được những niềm vui, hạnh phục từ nhiều điều giản đơn nhất.

HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun