Ăn chưa no lo chưa tới

Hoàng Thị Thùy Linh Ca dao tục ngữ thành ngữ 3273 Views

5/5 - (2 bình chọn)

Ăn chưa no lo chưa tới là thành ngữ ý chỉ những người chưa thể tự lo cho bản thân. Thường thì câu thành ngữ này chỉ dành cho trẻ nhỏ. Đó là, những em bé còn phải phụ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ. Nhưng hiện nay, thành ngữ này được dùng với nhiều lớp nghĩa. Nó còn mang ý chỉ những con người chưa thể tự chăm sóc, tự đưa ra quyết định cho bản thân mình.

Ăn chưa no lo chưa tới đem đến cho ta nhiều suy nghĩ về lối sống của giới trẻ này nay.

Tham khảo thêm bài viết:

Ăn chưa no lo chưa tới

Ăn chưa no lo chưa tới

Ăn chưa no lo chưa tới

Hiểu một cách chính xác, thành ngữ Ăn chưa no lo chưa tới ý chỉ những người còn non nớt. Ăn chưa đủ no, làm việc chưa tới nơi tới chốn. Hay nói cách khác, về thể chất và tinh thần của họ vẫn chưa đủ để trưởng thành. Với họ, cuộc đời này còn quá mới mẻ và thú vị. Họ sống vô tư, không mang trong mình bất cứ trách nhiệm nào.

Thậm chí, câu nói này còn chỉ những người phụ thuộc vào cha mẹ, người thân. Họ chưa có quyền hoặc không có khả năng quyết định những công việc của mình và gia đình.

Với trẻ em, câu nói này chỉ là nhận định mang tính khách quan. Còn đối với người lớn, thành ngữ này mang nghĩa châm biếm. Đặc biệt nó dành cho những người trẻ lười biếng, vô trách nhiệm.

Trẻ em như búp trên cành

Đúng như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng so sánh, trẻ em như búp trên cành – biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan. Trẻ em đúng là những thế hệ Ăn chưa no lo chưa tới. Với nền tảng thể chất và tính cách còn đang ở giai đoạn hình thành, phát triển, trẻ em bao giờ cũng là đối tượng để yêu thương, đùm bọc.

Để con em mình có một cuộc sống vô lo, vô nghĩ, một tuổi thơ ngập tràn niềm hạnh phúc. Biết bao ông bố, bà mẹ đã cố gắng xây dựng cho con mình một môi trường sống tốt. Nhưng không phải bất cứ cái gì ta cố gắng cũng mang đến điều tốt đẹp.

Những đứa trẻ chưa bao giờ lớn

Với bố mẹ, đứa con dù bao nhiêu tuổi vẫn luôn là trẻ con. Chính vì thế, nhiều ông bố, bà mẹ hay thường bảo bọc con mình quá mức. Điều đó không chỉ khiến cho bố mẹ chịu nhiều áp lực mà còn tạo ra một thế hệ “không chịu lớn”.

Thế hệ sau ngày càng sướng hơn thế hệ trước. Cứ thể nên tuổi chưa no, chưa lớn cứ được kéo dài thêm. Như cha ông ta trước kia, tầm 5 đến 6 tuổi đã giúp mẹ tay bồng, tay bế trông em. Lớn thêm chút nữa thì thổi cơm, thái bèo. Đến độ hơn 10 thì ra đồng làm việc giúp người lớn hay ở nhà chủ trì chuyện bếp núc, nhà cửa là chuyện hết sức bình thường.

Càng sung sướng, càng đầy đủ thì càng xuất hiện nhiều đứa bé đầu hai thứ tóc. Bất kể việc chi cũng đến tay mẹ. Bất kể việc gì cũng chẳng thể quyết định. Không thể tự nấu nướng, chăm sóc bản thân.

Câu chuyện về những hoàng tử, công chúa đến tuổi 18 đôi mươi vẫn chưa thể tự nấu cơm điện đã không còn quá xa lạ. Lối sống ấy của những người trẻ không chỉ hủy hoại họ mà còn là gánh nặng cho gia đình, xã hội.

Tại sao con ỷ lại?

Nguyên nhân dẫn đến những câu chuyện như vậy tất cả đều là từ cách nuôi dạy của cha mẹ. Cha mẹ đã dung túng cho những thói xấu của con. Im lặng khi con lười biếng, ỷ lại. Cha mẹ đã chọn làm tất cả mọi thứ thay con. Từ việc phụ thuộc, những đứa trẻ ấy sẽ sinh ra trách móc số phận, trách móc người khác. Cho rằng tất cả mọi người đều phải chịu trách nhiệm cho cuộc đời của chính bản thân mình. Mình chính là trung tâm của vũ trụ. Cả đời cứ sống trong cái thế giới mà chỉ có bản thân.

Nhỏ tuổi thường hay dại. Nhưng lớn tuổi mà vẫn còn dại thì quả là bi kịch.

Đi cho biết đó biết đây

Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn

Tưởng rằng có cha mẹ chăm chút, bảo bọc, chẳng cần lo nghĩ chi là sung sướng. Nhưng đó vô hình chung lại là nguyên nhân khiến cho bao người trở thành những con người tàn phế về tâm hồn. Không tự lập từ trong tư duy và cả hành động. Cá nhân ấy giống như những cánh tường vy mỏng manh, chỉ có thể tựa mình vào giàn cây. Xa giàn cây kia thì cánh tường vy cũng theo gió mà rụng rơi, tan tác.

Xem thêm: Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng

Những đứa trẻ buộc phải lớn

Bên cạnh những đứa con không lớn, thì có những đứa trẻ đúng độ tuổi để ăn bám, lo bám nhưng vẫn phải tự mình đương đầu với biết bao sóng gió.

Cuộc chiến với Covid 19 đã trải qua hơn 2 năm nhưng dường như vẫn chưa có thể định đoạt bao giờ sẽ kết thúc. Con vi rút tưởng chừng như nhỏ bé ấy những đã cướp đi mạng sống của hàng triệu người. Chính bởi thế, cứ một làn sóng covid qua đi thì những gì còn lại chỉ là nỗi đau và sự mất mát. Covid đã để lại những đứa trẻ thiếu vắng hình bóng cha mẹ.

Những đứa trẻ ấy, trai có, gái nhỏ, nhỏ có, lớn có. Thậm chí là những đứa bé chỉ mới vài ngày tuổi đã phải trải qua cảm giác đau xót nhất trần đời – mất đi người thân. Đó không chỉ là những nỗi đau nhất thời mà còn là mở đầu cho cuộc hành trình đầy gian nan phía trước.

Ở cái tuổi Ăn chưa no, lo chưa tới nhưng chúng đã không được ăn no và phải lo quá nhiều bề. Vắng cha mẹ, người thân, những bữa ăn ngon thật quá xa xỉ với những đứa trẻ. Chỉ cần là no bụng thôi cũng là điều khó khăn rồi.

Thêm đó, chúng sẽ phải lo đến việc ngủ ở đâu, bữa cơm tiếp theo sẽ ăn gì? Làm gì để có thể sống tiếp, để có thể kiếm thêm cho mình vài đồng tiền lẻ sống qua ngày….

Những nỗi lo ấy thật quá sức với những đứa trẻ. Kể ra thì đau đớn và xót xa biết bao.

Trẻ em như búp trên cành

Trẻ em như búp trên cành

Người trẻ và trách nhiệm

Trong cuộc sống ai cũng có những nỗi lo. Thế nhưng, có người thì dũng cảm đối diện, có người lại trốn tránh nó.

Dường như ai đó cũng từng một lần sợ làm người lớn. Con người ta thật lạ. Lúc bé thì mong nhanh lớn. Lúc lớn rồi thì chỉ mong được bé lại. Phải chăng vì người lớn mang trong mình quá nhiều nỗi lo, quá nhiều gánh nặng khiến người ta ngần ngại khi phải đối mặt với cuộc đời.

Cuộc sống này chẳng hề bắt người ta cứ phải mang mọi gánh nặng. Coi nó là gánh nặng hay ân huệ thì đều xuất phát từ ý nghĩ của mỗi cá nhân. Nếu nhìn cuộc đời với con mắt lạc quan thì mỗi tình huống xảy đến đều là một cơ hội để ta có thể trải nghiệm cuộc sống.

Sống lạc quan, có ý thức trách nhiệm với bản thân mình là chìa khóa vàng cho một cuộc đời viên mãn. Hãy cứ là trẻ con, nhưng là giữ cho mình cái hồn nhiên vô tư của trẻ con chứ đừng trốn tránh trách nhiệm mà làm lỡ mất những cơ hội trong cuộc đời. Hãy cứ sống với đúng độ tuổi mình có. Không nên quá tham lam mà kham việc người lớn. Cũng đừng quá trốn tránh mà lỡ việc của thanh xuân. Chỉ cần ta sống và cống hiến hết mình, bầu trời âm u kia cũng hóa mây xanh.

Lời kết

Ăn chưa no lo chưa tới còn có thể dùng để khuyên bảo những người làm quá chức phận của mình. Nhưng dù là mang ý nghĩa nào, nó cũng đã đem đến cho ta thật nhiều những ý niệm về cuộc sống và cách nuôi dạy con cái. Dù thời gian có trôi qua, những ý niệm này vẫn luôn còn giá trị.

 Xem thêm bài viết:

HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun