Giàu có và nghèo khổ luôn là hai thái cực của con người khi tồn tại trong xã hội hiện đại. Làm sao để thoát khỏi nghèo khổ? Chắc chắn ai trong cảnh nghèo khổ cũng đã từng hỏi câu này. Muốn thoát nghèo khổ trước hết tâm phải thoát khỏi nghèo khổ để vươn lên chiến thắng số phận. Cùng nghe Lời Phật dạy về giàu nghèo để có hướng đi đúng đắn cho tương lai phía trước.
1_ Nhìn nhận vấn đề giàu nghèo?
Cùng sinh ra làm kiếp con người, nhưng người vừa lọt lòng mẹ đã sống trong nhung lụa, vàng son; nhưng cũng có người lại vô cùng nghèo khổ khốn khó. Tại sao lại như vậy? Cần có cái nhìn đúng đắn về đâu là nghèo khổ, đâu là giàu có; thế nào là đúng nghĩa của giàu nghèo.
Giới trẻ hiện này thường so sánh con nhà giàu sinh ra ở vạch đích: sinh ra đã có nhà cao cửa rộng, xế sịn, ăn sung mặc sướng, tiền của đầy nhà; Nhưng cũng có những người sinh ra trong nghèo khổ dù cho cả đời bôn ba vất vả nhưng để lại cuối đời là bệnh tật, khổ đau. Ngày lại ngày chỉ lo kiếm đủ miếng cơm manh áo cho cả gia đình, hoặc nuôi sống bản thân cũng là điều khá khó khăn.
XEM THÊM:
Nguyên nhân sâu xa nằm ở đâu? Theo Lời Phật dạy, quả kiếp này được tạo bởi nghiệp kiếp trước của mỗi con người chiêu cảm tạo ra. Về sự giàu nghèo, những người có tiền mặc dù ăn sung mặc sướng, vinh hoa phú quý đủ đầy nhưng đôi lúc cũng cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống hàng ngày, với những mối lo lớn cho sự nghiệp.
Còn những người nghèo, tuy rằng cuộc sống vật chất hàng ngày chật vật kiếm miếng cơm manh áo nhưng tối về vẫn ôm vợ con ngủ ngon giấc, an nhiên, tự tại. Hay một cách gọi khác là “nhân cùng chí bất cùng” – người sống tuy nghèo khổ về vật chất nhưng chí hướng không nghèo. Nghĩa là hạnh phúc cuộc đời đôi khi không quyết định bởi sự giàu nghèo.
Trong kinh nhà Phật: giàu và nghèo không quyết định tới nhân cách của một con người. Có những gia đình dù cơm canh đạm bạc nhưng vẫn sống với nhau vui vẻ, hạnh phúc, đầm ấm. Còn có những gia đình giàu có nhưng cơm vẫn chẳng lành canh cũng không ngọt.
Bởi trong tâm lưu trú sẵn tam thiên đại thiên thế giới giúp cho tâm luôn an, hạnh phúc luôn tìm được trong những thứ bình dị nhất dù cuộc sống có nghèo khổ không mảnh đất cắm dùi.
Đức Phật được coi là minh chứng sống động và chuẩn xác cho việc nghèo vẫn có cuộc sống an nhiên, tự tại. Trái đất vẫn xoay vần 4 mùa xuân – hạ – thu – đông, bộ quần áo khoác lên mình ngài vẫn là bộ phấn tảo, vẫn mang lại cho Đức Phật sự thong dong tự tại. Nhiều người phải khoác lên mình vàng bạc châu báu nhưng cũng chẳng thấy kiêu sa, hạnh phúc.
Sức chịu đựng của con người là vô biên, có thể ăn cơm rau dưa muối thì cũng có thể thưởng thứ ngon vật lạ; có thể an trú lầu hồng gác tía thì cũng có thể ăn gió nằm sương; có thể ở nơi rừng thiêng nước độc cũng có thể chung sống cùng đệ tử tứ chúng. Đức Phật của chúng ta đã kinh qua đủ giàu nghèo để có thể ngộ được đạo cho tất thảy chúng sinh tìm được hạnh phúc mà không bị mua chuộc bởi vật chất.
Thế mới thấy, trái tim của Ngài đối với giàu – nghèo, khốn cùng hay hanh thông, thành hay bại, đẹp xấu và thiện ác vốn không chi phối được tâm can con người. Không bận lòng, không vương vấn, cũng không ham muốn dục trần của thế gian, vạn sự tùy duyên với bất cứ hoàn cảnh, môi trường. Ít ai có thể tìm kiếm được giá trị to lớn từ những thứ đơn giản này.
2 _Lời Phật dạy về giàu nghèo: Làm gì để thoát nghèo khổ?
Bất cứ ai khi vướng phải vận nghèo đều ngửa mặt lên than với trời, trách đất không ngừng hỏi lý do tại sao dù ta đã cố gắng nỗ lực nhưng vẫn không thể thoát nghèo. Liệu rằng có phải cứ sinh ra trong nhà giàu là có giàu sang phú quý nó thuộc vào may mắn của mỗi người. Làm cách nào để có thể chiến thắng nghèo khó, theo lời Phật dạy chuyển nghiệp cho khỏi nghèo.
Lời Phật dạy về giàu nghèo: không bao giờ mong giàu
Đừng cố gắng chạy theo vật chất như vật chỉ khiến cuộc sống của bạn thêm ngột ngạt, khốn khó hơn thôi. Nguyên nhân sâu xa của những dằn vặt, đau khổ mà những người nghèo mắc phải đó là luôn khát khao có được sự giàu có. Tuy nhiên, họ quên mất thực tại rằng phải gieo phước lành, có phúc có phần mới có tiền. Hãy làm những việc giúp ích cho đời, giúp những người khố khó trong cuộc sống thì mới mong nhận được quả ngọt.
Với những người luôn có tham vọng về giàu có tiền bạc nhưng tối ngày chỉ nằm chờ tiền, nghĩ đến tiền nhưng không làm thì chẳng thể có tiền được. Những người đó đang phí cuộc đời vào những thứ vô bổ mà thôi.
Nghiệp nghèo khó là do mình gieo duyên xấu, xám hối, tạo duyên lành mới mong giàu sang
Ranh giới giữa không cần tiền với ra vẻ không cần tiền là hoàn toàn khác nhau. Đừng tự mãn với cuộc đời khi cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng luôn vẻ ta đây giàu có không cần kiếm tiền, chỉ ăn chơi xa đọa.
Cái “ra vẻ” tự mãn khiến chúng ta mãi sống trong nghèo khổ. Thái độ hơn trình độ, cái nhìn nhận sai trái trong tư tưởng khiến thân xác một con người chỉ ăn chực nằm chờ mà không biết có gắng. Cần có thái độ đúng đắn để sửa chữa những sai lầm trong quá khứ, sám hối giúp thoát nghiệp nghèo khổ chuyển nghiệp tốt lành.
Nhờ cảnh nghèo mà mình thương yêu được mọi cảnh khổ trên đời mà nếu giàu có thể chưa chắc đã có
Những người sinh ra đã sống trong cuộc sống sung túc, giàu có thì khó có thể hiểu thấu, cảm thông những cơ cực mà người nghèo họ gặp phải. Vì vậy cũng đừng than phiên rằng bạn sinh ra trong nghèo khổ, nhờ nghèo khổ mà ta được yêu thương, được quan tâm chia sẻ cùng những người khác đang sống dưới đáy xã hội.
Thương yêu con người là sợi dây gắn kết cho việc thiện lành, tạo phước giúp ta có thể vươn lên thoát khỏi kiếp nghèo. Chuyển nghiệp được tốt nhờ làm những việc tốt, giúp đỡ đồng loại góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Dù nghèo nhưng vẫn cố gắng chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh
Những người giàu họ có thể tạo phúc bằng tiền bạc, bố thí những người nghèo khổ. Nhưng tiền bạc chỉ giúp họ qua cơn đói mà không thể giúp họ có nghị lực vượt lên chính mình được. Vì vậy, dù nghèo khó ta vẫn có thể giúp người bằng chính khả năng của ta.
Hãy giúp mọi người trong khả năng của mình, như lời Phật dạy không cần phải giàu sang phú quý giúp tiền bạc mới là giúp người. Ta vẫn có thể giúp sức, giúp tinh thần để mọi người có thể vượt qua khó khăn.
Lời Phật dạy về giàu nghèo không chỉ lối cho ta phải giàu có về tiền bạc mới là hạnh phúc. Mà hạnh phúc đơn giản từ trong những điều bình dị. Ta hãy cố gắng sống đúng với lương tâm cho lòng thanh thản, cố gắng chia sẻ thiếu thốn với người khó khăn hơn mình để có thể gieo duyên lành, tạo nghiệp lành. Những tấm lòng cao cả được chia sẻ thì xã hội, cuộc sống chắc chắn tốt đẹp lên.