Các cụ ta thường khuyên dạy rằng “Một điều nhịn là chín điều lành” hay “chữ Nhẫn là chữ tương vàng, ai mà nhẫn được thì càng sống lâu”. Trong Đạo Phật, Đức Phật luôn dạy rằng con người cần học được chữ Nhẫn để tu thân, bớt nghiệp sống cuộc đời an vui. Người Nhẫn luôn luôn được trân quý, trọng vọng. Cùng gotiengviet.com.vn tìm hiểu về Lời Phật dạy về chữ Nhẫn nhé!
1 – Nhẫn là gì?
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu về chữ Nhẫn: Nhẫn là nhẫn nhục, nhẫn nhịn chấp nhận phần kém về mình. Những người sống luôn luôn Nhẫn thì chắc chắn sẽ nhận phần thiệt thòi về mình. Nhưng sâu xa những người tu tập, sống theo chữ Nhẫn thường đạt đến đích tu, độ chúng sinh. Mang được những cái lợi cho mình, lợi cho người khác.
Người không biết Nhẫn thì trong thâm tâm luôn luôn bùng cháy ngọn lửa nóng giận, chỉ cần một cơn gió thoảng quá sẽ bùng cháy dữ dội. Nhiều người cho rằng Nhẫn sẽ phải chịu nhục, sự hèn kém, nhu nhược…chắc chắn đó không phải là Nhẫn.
Nhẫn – luôn giữ được tâm bình thản, tránh bỏ mọi phiền não do sân giận đem lại trong tâm trí. Bởi khi bị sân giận chiếm đóng thì chắc chắn mọi hành động diễn ra chẳng thể nào có kết quả tốt được. Theo câu “giận quá mất khôn” như các cụ ta thường chỉ dạy.
XEM THÊM:
2 – Lời Phật dạy về chữ Nhẫn: Nhẫn trong cuộc sống
Trong sâu thẳm con người ta luôn luôn có ngọn lửa cá nhân bùng cháy gọi là “cái tôi”. Cái tôi không biết kìm chế thì chắc chắn như một con thú hoang chiến đấu. Cuộc sống, luôn tiềm ân những tình huống giận dữ: bị xúc phạm, vô lễ, hỗn, thái độ chống đối bởi người ít tuổi hơn hay đồng nghiệp, bạn bè.
Trong gia đình, khi bị con cháy vô lễ không biết nhẫn nhịn thì phải làm sao? Đó là câu hỏi chúng của nhiều người khi gặp tình huống đó. Bạn sẽ làm gì: đánh, mắng? Đối với con người Nhẫn được trong tâm thì chỉ cần khuyên bảo con cháu 1 lần đủ để chúng hiểu không chẳng cần mắng chửi.
Trong xã hội: bị chèn ép, tước đoạt hết quyền lợi bởi vì mình là người yếu thế…nên dùng cái quyền lớn để dọa dẫm, đe nẹt. Cũng chẳng sao, hãy sống đúng với lương tâm của mình thì mọi sự dọa dẫm cũng như gió thoảng qua.
Người có uy quyền: xã hội luôn có sự chèn ép bởi những người có quyền thế. Chúng ta gặp phải một vài trường hợp bị xúc phạm, quạt nộ…Phải nhẫn, vì chỉ có một vài trường hợp cá nhân thôi, chứ không phải toàn xã hội này như vậy.
Nhẫn giúp chúng ta quán chiếu, hóa giải và tìm phương án giải quyết tốt nhất cho người và cho chính bản thân ta. Không nên dùng cái tôi cá nhân để giải quyết mọi vấn đề, như vậy chắc chắn hệ quả tiêu cực đến với chính bạn.
Có hàng trăm ngàn lý do trong cuộc sống khiến bạn có thể nổi điên lên, hay lên cơn giận dữ khó có thể kìm lòng được. Nhưng ở đời này, chẳng có thể cầu toàn được. Muốn thuận lợi về mình buộc lòng phải cầu cạnh việc đó thì không nên. Cuộc sống không theo ý mình thì vui vẻ chấp nhận, khó khăn nào cũng sẽ vượt qua để giúp mình trưởng thành như lời Phật dạy.
3 – Lời Phật dạy về chữ Nhẫn: Nhẫn trong tâm
Nóng giận hành động đối lập với Nhẫn nhịn. Sân giận chính là một trong ba món độc của thế gian. Nó chỉ khiến cho bạn đánh mất chính mình, mất gia đình, người thân. Khi gia đình có người chồng nóng giận thì suốt ngày chỉ có tiếng quát mắng, dọa nạt, đánh chửi vợ con…chẳng con hạnh phúc gia đình.
Hay ở một dạng thù khác đó là “phẫn” trong tâm. Bề ngoài bao bọc bởi sự kìm nén, nhưng trong thâm tâm họ đang tìm cách trả thù. Đạo Phật không chấp nhận sự nhẫn nhục này, bởi nó còn nguy hại hơn cả sự nóng giận bộc trực bên ngoài.
Nhẫn trong tâm giúp bản thân ta chiến thắng cái tôi cá nhân, cuộc sống trở nên nhẹ nhàng, dễ thở. Đem lại cái lợi cho mọi người cũng là mang lại hạnh phúc trong chính bản thân ta. Được bạn bè thương mến, gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh.
Mỗi người hãy nén lại chút nóng giận trong tâm, để cuộc sống ấm êm. Như trong quan hệ gia đình mẹ chồng, nàng dâu. Thay vì oán trách, giận hờn, nghi kị lẫn nhau thì mẹ chồng thương con dâu hơn một chút, con dâu cũng trọn nghĩa hơn một chút thì cuộc sống chắc chắn dễ thở hơn rất nhiều.
“Học pháp nhẫn chẳng sanh oan trái
Giữ tâm không khỏi phải lụy phiền
Sống cõi đời thông thả bình yên
Hướng nẽo đạo diệu huyền trực chỉ”
4 – Lợi ích của việc Nhẫn
Mỗi cá nhân đến với thế giới này như một nghiệp duyên. Duyên thiện lành, hay duyên ác đều phải trả ở kiếp này. Trả nghiệp cho mau hết để sống cuộc sống an vui, khi trả nghiệp chúng ta cũng vừa làm trong sạch, tạo nghiệp tốt. Lời Phật dạy về chữ Nhẫn giúp cho tâm ta thanh tịnh, biết nhẫn nhịn trước nghịch cảnh giúp người đối diện hiểu ra đúng sai, tu nghiệp thiện như chính mình đang thức tỉnh khi nghe kinh Phật.
Cố chấp: Hãy sống bằng chính lương tâm cũng như trình độ của mình có được. Đừng cố chấp theo đuổi mục tiêu vượt quá tầm với. Bởi khi bạn chạy theo hư danh ảo mộng thì bạn sẽ đánh mất chính bản thân mình. Như vậy chính chúng ta đang tạo nghiệp xấu mà chẳng thể tịnh tâm tu thiền cho tâm thanh tịnh, cho đời bình an được.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
- Trọn đạo làm con khi nghe lời Phật dạy về báo hiếu cha mẹ
- Trọn đạo làm con khi nghe lời Phật dạy về báo hiếu cha mẹ
- Học theo Lời Phật dạy về buông xả để phiền não trôi đi
5 – Lời Phật dạy về chữ Nhân: phương pháp tu
Khi hiểu rõ về chữ Nhân, lợi hại – đúng sai việc quan trọng là phương pháp để tu được chữ Nhẫn trong tâm. Có vô số cách theo Lời Phật dạy hay dạy chúng ta hóa giải nghiệp.
Niệm Phật: hãy niệm Phật hàng ngày, tập niệm Phật, Bồ Tát hay thiền 30 phút mỗi ngày để mang đến sự thanh tịnh cho tâm hồn, tập trung vào chánh pháp, không màng thế sự bên ngoài. Làm được như vậy, tâm bạn đang Nhẫn đi nhiều, lửa sân giận giảm đi đáng kể.
Quán tưởng: Cuộc sống luôn có tốt – xấu song hành. Chẳng ai có thể may mắn suốt cả cuộc đời nếu không có sự cố gắng, nỗ lực. Khi gặp nghịch cảnh hãy bình tĩnh suy xét đúng sai, nhẫn nhịn để tìm ra cách giải quyết tốt nhất.
Không cố chấp: Trong cuộc sống nên giảm cái tôi cá nhân, không cố chấp. Thay vì tạo nghiệp mới thì hãy giải nghiệp, làm trong sạch tâm hồn mình bằng việc thiện, tụng kinh, niệm phật, nghiệp lành…
Nuôi dưỡng từ bi, quyết tâm hành trì: Hãy hành động thật bình tĩnh, tâm an. Mọi sự việc đều có nguyên nhân của nó, thay vì mắng mỏ hãy bình tâm suy xét, tìm hiểu nguyên nhân sâu xa. Khi ai đó hành động xấu với bạn, hãy khởi lòng thương họ, đừng chấp xét với họ. Bởi họ hành động xấu với bạn, đang ghen ghét với bạn. Cuộc sống luôn có nhân có quả, hãy sống tốt với mọi người thì quả ngọt luôn ở bên bạn.