Thật may mắn khi bạn và tôi được sinh ra nếm trải hỉ nộ ái ố,những buồn vui hạnh phúc trong cuộc đời. Cha mẹ cho chúng ta cuộc đời, tuy nhiên sống tốt hay xấu phải là sự lựa chọn của chính chúng ta. Cái quan trọng, quý giá nhất đối với con người đó là chữ Tâm. Tâm điểm xuất phát cũng là điểm kết thúc cho mọi khổ đau, hạnh phúc cuộc đời. Cùng lắng nghe những lời Phật dạy về chữ Tâm để tìm được hướng đi đúng đắn cho cuộc đời. Tâm thanh tịnh ắt hưởng phúc lành.
Nhu cầu thiết thực của mỗi con người: tiền tài, danh vọng, vật chất…và họ cố gắng để đạt được những thứ thực tại đó bằng nghị lực, sự chăm chỉ. Đúng hơn là những người làm giàu chính đáng bằng chữ Tâm – Tài. Nhưng còn không ít nhóm người bất chấp luân thường đạo lý, bất chấp đúng sai để chạy theo đồng tiền rồi cuối cùng cũng chỉ khiến cuộc sống bế tắc, bất hạnh hơn mà thôi.
Bài viết dưới đây, tôi cùng các bạn cùng tường minh lời vàng thước ngọc của đức Phật răn dạy về chữ Tâm. Có hiểu thấu được lời Phật dạy thì con người chúng ta mới đạt được hạnh phúc viên mãn, phước lành theo mãi.
1_Lời Phật dạy về chữ Tâm: Nhất thiết duy tâm tạo
“Nhất thiết duy tân tạo” – mọi việc đều từ tâm mà ra. Quả đúng như vậy, tâm trí hay khối óc chính là nơi điều khiển, pha trộn mọi cảm xúc từ vui – buồn, thiện – ác. Tất tần tật những công đức nghiệp báo của một đời người, quyết định phương cách sống cuộc đời từ bi, hỉ xả hay đố kị, ghen ghét đều được con người lựa chọn.
Tâm sinh tướng, nếu tâm trí tốt sẽ tạo ra được phước lành, nghiệp lành, cuộc sống sẽ nhẹ nhàng, giản đơn và luôn luôn hạnh phúc. Tâm xấu luôn luôn thúc đẩy sân – si, ganh ghét, đố kị với tất cả mọi thứ xung quanh. Với những người có tâm khởi phát là sự xấu xa, ghen ghét chắc chắn sẽ tạo ra quả đắng.
Bạn không thể lựa chọn nơi mình sinh ra, nhưng bạn có thể lựa chọn cách sống phong cách ứng xử để cuộc sống của bạn trở nên tốt đẹp hơn. Chẳng một xã hội, hay hoàn cảnh nào có thể đưa đẩy cuộc đời bạn đến bờ vực thẳm có chăng là chính bạn đã tự bước chân vào sa ngã mà thôi. Thức tỉnh sửa chữa sai lầm, như đạo lý nhà Phật là sám hối giúp cuộc sống con người từ đen thành trắng, ác thành thiện nhưng cần kiên trì, bền bỉ.
Sám hối giúp bạn tĩnh tâm, nhìn nhận lại bản thân với những lỗi sai lầm trước đây trong cuộc sống, chủ động sửa sai, sống lương thiện trong sáng. Trong tâm trí khởi phát phước thiện lành giúp cuộc sống trở nên vẹn tròn, tốt đẹp hơn.
2_Tùy tâm biểu hiện
Một con người gian manh, độc ác thì chắc chắn gương mặt không thể thánh thiện, phúc hậu, hiền lành được. Mọi sự thiện ác lành dữ đều từ Tâm biểu hiện ra ngoài. Hành động là minh chứng rõ ràng nhất để thể hiện người có tâm hay vô tâm: hành động, tính bạo lực, hiềm khích, ganh ghét. So sánh được những khía cạnh đó bạn có thể đúc rút được người đối diện bạn tâm sáng hay không. Một người khởi phát hiền lành, phục hậu, thanh lịch, nho nhã…chắc chắn họ là người có tâm trong sáng.
Tâm tốt xấu chắc chắn biểu hiện ra khuôn mặt của mỗi người, bất kể người đó là người xấu xa mà cố giả tạo là người tốt thì sớm muộn gì cũng lộ tẩy mà thôi. Thông qua hành động của con người để nhận xét được tốt xấu.
XEM THÊM:
Ngẫm cuộc đời con người là hữu hạn, tại sao chúng ta phải ganh đua, bon chen với tiền tài, danh vọng địa vị mà bỏ quên hạnh phúc vẹn tròn nhỏ nhắn bình dị trong mỗi gia đình. Ai ai cũng khởi tâm thiện lành thì trái đất sẽ chẳng còn khổ đau, giận hờn.
3_ Lời Phật dạy về chữ Tâm: Tam giới tận tâm, tức thị niết bàn
Để đạt được lên đến cõi Niết Bàn – cõi cực lạc tiên cảnh thì mỗi người phải gột sạch tâm ba cõi không còn tham, sân, si. Liệu rằng, trong xã hội hiện đại có ai đạt đến cảnh giới nhà Phật đề ra hay không?
Hiểu đơn giản, khi bạn gieo hạt giống tốt đẹp, thiện lành vào đất thì 10 năm, 20 năm sau bạn sẽ gặt được trái ngọt. Còn bạn gieo hạt giống chanh chua, cọc cằn thì 10 năm, 20 năm nữa chắc chắn trái bạn nhận là trái đắng rồi. Cuộc đời con người có nhân – quả, cái chính là nhân quả đến sớm hay muộn trong cuộc đời mà thôi.
Bản năng của con người sinh ra đã tham – sân – si, chỉ khi chữ Tâm chế ngự được hay không mà thôi. Nếu lòng tham nổi lên, con người sẽ ngụp lặn trong những chuyện xấu xa, đồi bại nhằm thỏa mãn lòng tham. Mà giới hạn ở lòng tham gì vô hạn, không có một điểm dừng, đặt ra một giới hạn nhất định nhưng khi đạt được rồi lại muốn cái xa hơn, tốt đẹp hơn. Tham – sân – si nếu không chế ngự được thì chắc chắn cả đời này chỉ chạy theo hạnh phúc mà thôi.
Rất khó để con người có thể chế ngự được lòng tham, khi nó gặp thời điểm lý tưởng để phát triển khiến con người trở nên u mê tăm tối. Bất chấp luân thường đạo lý để đạt được tiền tài danh vọng. Chỉ khi con người ta chịu sự khổ đau, dằn vặt, vấp ngã cuộc đời thì mới tỉnh ngộ, giác ngộ tâm theo hướng thiện lành. Và khi đó lại loay hoay tìm cách thoát ra sự khổ đau bởi quả đắng mình gieo trồng.
4_Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn trướng môn khai
Nếu bạn không thể chế ngự giận, sân, hận thì mọi chuyện sẽ trở nên khó khăn và tồi tệ hơn. Khi đó con người luôn bị chìm đắm trong khổ đau, nghiệp chướng nối tiếp mãi mà chẳng thể nào thoát ra được. Chỉ khi con người được giác ngộ giáo lý nhà Phật mới có thể thức tỉnh u mê, tăm tối để hướng thiện và làm lại cuộc sống tốt đẹp hơn.
Mọi vật, mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn, hạnh phúc may mắn hơn dù trong nghịch cảnh qua cái nhìn của người khởi tâm tốt. Dù khó khăn, u uất hay thậm chí oan sai nhưng họ vẫn nhìn ra được những điều bình dị nhất mà họ may mắn có được. Hạnh phúc từ những điều giản dị, gần gũi giúp cuộc sống của con người trở nên vui vẻ, hạnh phúc.
Lời phật dạy về chữ Tâm giúp chúng ta thức tỉnh cuộc đời: bạn gieo một tâm tốt đẹp, chắc chắn bạn sẽ nhận trái ngọt, cuộc sống trở nên nhẹ nhàng, đơn giản, bình dị nhưng không kém hạnh phúc. Còn những người luôn mang những thứ xấu xa, nghi kị đến mọi nơi thì sống trong tiền bạc, nhung lụa cũng chẳng thể vui vẻ, hạnh phúc được. Cuộc đời con người hữu hạn, vậy tại sao chúng ta không sống tử tế, tôn trọng đồng loại ngay từ đầu để cuộc sống tốt đẹp hơn.