Gia đình nơi nuôi dưỡng mỗi chúng ta cả về thể chất lẫn tâm hồn từ thuở ấu thơ. Gia đình – một tế báo của xã hội, nơi mỗi thành viên trong gia đình cùng nhau sống hạnh phúc, chăm lo cho nhau thể chất lẫn tinh thần. Những lời Phật dạy về gia đình càng cho chúng ta hiểu và quý trọng nhân duyên này hơn bao giờ hết.
Một mối quan hệ bền chặt, khăng khít giữa các thành viên. Mỗi người đều có những vai trò và nhiệm vụ quan trọng để xây dựng một gia đình bền vững, hạnh phúc.
Gia đình hạnh phúc cần có đủ sự yêu thương, chăm sóc, sẻ chia và đồng cảm giữa vợ chồng, con cái, bố mẹ, anh chị em trong nhà. Cuộc sống hối hả, tấp nập thì gia đình chính là chốn bình yên để sau những giờ làm việc căng thẳng, sau những buổi học ta được trở về nhà trong vòng tay yêu thương.
XEM THÊM:
1 – Lời Phật dạy về gia đình: vợ chồng cần thuận hòa, sẻ chia
Cha ông ta thường căn dặn rằng: “Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa suốt đời không khê”. Phải tu nhiều kiếp để hiện tại mới thành vợ thành chồng ở kiếp này nên mỗi cặp vợ chồng cần biết nhẫn nhịn, bao dung và sẻ chia với nhau trong gia đình và cuộc sống.
Như Lời Phật dạy về duyên nợ: “Tu trăm năm mới chung một chuyến thuyền, tu nghìn năm mới nên duyên vợ chồng”. Vợ chồng tích duyên bởi nhiều kiếp trước để kiếp này mới có duyên chung chăn gối. Sống được với nhau hạnh phúc hay không được quy bởi chữ nợ. Kiếp trước gieo duyên lành thì vợ chồng sống hạnh phúc, êm ấm. Gieo duyên xấu thì suốt ngày cãi vã, thậm chí đánh mắng nhau.
Để trở thành một người chồng tốt cần đối xử tốt với người bạn đời của mình: lấy lễ đối đãi với nhau, oai nghiêm không nghiệt, tùy thời cung cấp y thực, không phó thác việc nhà.
Người chồng tốt không cần những lời nói đầu môi, mà cần đối xử tốt với vợ của mình. Uy quyền hãy bỏ ra khỏi gia đình, thể hiện tốt với xã hội là được. Bởi gia trưởng, cay nghiệt chỉ mang lại cho gia đình không khí ngột ngạt. Chăm lo cho vợ con đầy đủ, giúp đỡ vợ khi cần. Làm được như vậy, người chồng đang góp phần giữ lửa cho gia đình.
Vai trò của người vợ cũng vô cùng quan trọng. Đừng đòi hỏi người đàn ông quá nhiều, bởi họ không thể là người kiếm tiền lo cho vợ con đầy đủ mà còn đảm đương việc gia đình. Cần người vợ chung lưng vào gánh vác mới có thể san sẻ bớt gánh nặng gia đình. Người vợ cần: dậy trước, ngồi sau, nói lời hòa nhã, kính nhường tùy thuận, đón trước ý chồng.
Trong xã hội bình quyền nam nữ, không đòi hỏi người vợ ở nhà lo nội trợ, người chồng lo kinh tế gia đình. Nhưng để xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm êm đòi hỏi vợ chồng cần làm tròn bổn phận riêng, biết chia sẻ gánh vác cùng nhau.
Người chồng là trụ cột gia đình, kiếm tiền lo cho vợ con, chăm sóc tổ ấm nhỏ. Người vợ là người biết vun vén, khéo léo giữ hòa khí, cùng chồng chăm lo con cái.
2 – Lời Phật dạy về gia đình: chữ Hiếu làm đầu
Đạo hiếu của con người cần lấy chữ Hiếu làm đầu. Hiếu thuận với mẹ cha là nghiệp lành lớn nhất đời người. Phận làm con trước nhất cần hiếu kính, chăm sóc cha mẹ mình. Làm tốt việc này mới có thể tốt các việc sau được.
Hiếu kính cha mẹ như hiếu kính Phật. Cha mẹ mang lại cho ta món quà sự sống, vì vậy phận làm con cần hiếu kính với cha mẹ cho tốt.
Hiếu thuận mẹ cha không phải là việc khi cha mẹ mất đi mới mâm cao, cỗ đầy. Mà con cái cần phải chăm sóc sức khỏe, cuộc sống của cha mẹ mỗi ngày. Có như vậy mới là con hiếu thảo của cha mẹ. Cha mẹ tuổi già đi nhanh chóng, vì vậy đừng đợi khi giàu có mới mang về cho cha mẹ. Một cuộc điện thoại hỏi thăm sức khỏe hàng ngày cũng đã hiếu kính mẹ cha rồi.
Những đứa con bất hiếu chỉ quan tâm tiền tài, vật chất mà không biết phụng dưỡng mẹ cha. Sau khi chết bị đày vào địa ngục A tỳ, lửa dữ thiêu đốt…muôn kiếp đầu thai làm con vật, mà không được làm người.
Những người con có hiếu được phước lành to lớn. Trước là được hạnh phúc, bình an trong tâm hồn vì làm tròn đạo hiếu với cha mẹ. Sau là được phước lành lan tỏa cho mọi người, cho con cái học hỏi noi theo.
Đạo làm con đối với cha mẹ, không phải đem chút lễ cúng dường thì được công đức vô biên. Trái lại làm những việc vô lương tâm, trái đạo hiếu với cha mẹ thì chẳng tích được thiện lành. Lời Phật dạy rằng hiếu thuận với cha mẹ là nghiệp lành nhất của cuộc đời con người.
3 – Lời Phật dạy về công ơn cha mẹ
Mỗi người con cần ghi lòng tạc dạ, luôn luôn phải nhớ đến công ơn, ân nghĩa sinh thành của cha mẹ dành tặng cho mình để sống và đền đáp ơn đức này. Ơn cha mẹ trong trời đất này không thể kể hết, là con cái phải biết hiếu kính.
Đạo làm con cần: vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ, cắt da đến xương, nghiền xương thấu tủy, máu đổ thịt rơi cũng không thể đền đáp nổi công ơn cha mẹ. Mẹ cha sinh ra ta không yêu cầu ta phải phụng dưỡng, chăm sóc nhưng làm con khi cha mẹ tuổi già mình cần chăm sóc, phụng dưỡng.
Theo lời Phật dạy về chuyển nghiệp hiếu đạo cha mẹ là cách thay đổi số mệnh con người tốt nhất. Tu đời, tu đạo cần hiếu kính cha mẹ như hiếu kính Đức Phật. Cha mẹ tại tiền như Phật tại thế, khi không có Phật, thờ cha mẹ tức là thờ Phật sống trong nhà.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
4 – Lời Phật dạy về gia đình: cha mẹ và con cái thương yêu nhau
Cha mẹ đối với con cái
Sinh ra con cái không cha mẹ nào là không yêu thương. Cung cấp cho con cái cuộc sống đủ đầy, hướng con sống chân thiện mỹ để trước nhất con làm những việc lương thiện, sau chọn nghề lương thiện, sống có ích cho gia đình và xã hội.
Con cái đối với cha mẹ
Con cái khi được cha mẹ nuôi dưỡng cần sống có trách nhiệm với bản thân sau là làm tròn bổn phận với cha mẹ. Cần giữ đúng đạo, những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, báo hiếu chăm sóc mẹ cha khi tuổi già, đau ốm.
Những Lời Phật dạy về gia đình giúp cho chúng ta hiểu mỗi thành viên trong gia đình cần có trách nhiệm, bổn phận để xây dựng, gìn giữ gia đình hạnh phúc. Như vậy, chắc chắn tâm an, gia đình đầm ấm, phước lành được vun đắp cao lớn.