Lời Phật dạy cho người nóng tính nhớ để không phạm sai lầm

Thu Trang Lời Phật dạy 2110 Views

5/5 - (1 bình chọn)

Tức giận – phản xạ có sẵn trong mỗi con người khi gặp phải trường hợp không như ý muốn. Khi bạn thực hiện một công việc có kết quả không như mong muốn của bạn chắc chắn bạn sẽ buồn, thất vọng thậm chí cáu giận. Vậy, mỗi khi gặp tình huống đó chúng ta phải làm gì để nén cơn nóng giận. Cùng nghe hiểu lời Phật dạy cho người nóng tính để không phạm sai lầm.

1 – Được mất ở người nóng tính

Những người luôn sống trong cáu giận, gặp phải chuyện gì cũng cau có, khó chịu và không hài lòng với kết quả đặt ra. Sự tức giận đó khiến cho con người trở nên thiếu minh mẫn, không đủ tỉnh tảo để suy xét những điều xung quanh. Dần dần, xung quanh chúng ta sẽ chẳng còn ai bên cạnh giúp đỡ, khuyên can hay thậm chí tâm giao.

Sự nóng giận nó là bản năng của mỗi con người sinh ra do hoàn cảnh và giáo dục. Khi tiết chế được bản năng, học được chữ Nhẫn thì sự nóng giận mới được kiềm chế. Giữa cuộc sống hối hả, tấp nập ta sẽ chẳng thấy bực dọc, khó chịu mà thấy được niềm vui bình dị.

Những người luôn sống trong tức giận thì mỗi giây phút trôi qua là sự căng thẳng, cuộc sống trở nên ngột ngạt, khổ đau khiến người thân thấy phiền lòng mỗi khi tiếp xúc. Khi sự nóng giận trỗi dậy, để trút bỏ thường là xả ra miệng những khẩu nghiệp gieo rắc nghiệp xấu ra bên ngoài. Chắc chắn kết quả sẽ rất tồi tệ cho bản thân và những người xung quanh.

Không phải ai sinh ra cũng là người điềm tĩnh, nóng tính. Mà nó ảnh hưởng bởi môi trường, sự giáo dục của cha mẹ với con cái. Trong gia đình bố mẹ nóng tính khó có thể giáo dục con cái trở nên điềm tĩnh được. Khi trưởng thành, chúng ta đủ lớn để nhận diện đúng sai, tu tâm dưỡng tính buông bỏ ngọn lửa tức giận trong tâm tìm đến sự bình an, nhẹ nhàng trong tâm hồn.

Theo lời Phật dạy cho người nóng tính thì con người cần áp chế sự nóng giận, ngọn lửa tâm can. Tức giận bạn sẽ đánh mất tất cả từ người thân, gia đình, bạn bè và cả chính mình. Không có một lý do thỏa đáng nào cho việc bạn nóng giận gieo khẩu nghiệp tới người xung quanh. Mà rằng tâm can bạn bị ngọn lửa nóng giận gieo rắc, không đủ kiềm chế hành vi, ngôn ngữ.

Theo Lời Phật dạy: từ bỏ nóng giận thì buồn phiền, sầu não chẳng thể nào đeo đuổi được bạn.

XEM THÊM:

2 – Lời Phật dạy cho người nóng tính

Nóng tính sẽ chẳng mang lại lợi ích gì cho bản thân ta, khi thấy được tác hại của nóng tính ta cần học cách “thuần hóa” chính bản thân để cuộc sống trở nên nhẹ nhàng hơn.

2.1 – Lời Phật dạy cho người nóng tính cần tĩnh tâm

Nóng giận được biểu hiện ở những dạng thức khác nhau ở mỗi con người. Nóng giận thể hiện ở khẩu nghiệp: gặp ai cũng chửi mắng, quát tháo bất chấp quan hệ, thân tình. Những lời nói thâm độc, hành động thái quá được bộc phát một cách điên rồ.

Thật khó có thể lay chuyển được những người nóng giận, mà chính họ không tự tỉnh thức. Phải thấy được sự cô độc, khốn khó khi chẳng còn ai bên cạnh mình lúc mình cần mới hiểu được tác hại của nóng giận gây ra. Vì vậy, thay vì đợi đến khi ta mất hết bạn bè, người thân hay mất đi chính bản thân mình mới chịu thay đổi thì mỗi người nên thay đổi ngay từ bây giờ.

Tĩnh tâm là phương pháp giúp chúng ta nhìn nhận lại chính bản thân mình. Thấy được ưu nhược điểm để tự sửa đổi bản thân, cân bằng giữa nội tâm bên trong và ứng xử bên ngoài. Chấp nhận nhận phần thua thiệt về mình như lời Phật dạy về chữ Nhẫn để bản thân ta thấy nhẹ nhàng, thư thái giữa cuộc sống xô bồ.

2.2 – Không nên kìm nén

Đè nén, dằn ép là điều tối kỵ và không được chấp nhận trong đạo Phật theo Lời Phật dạy. Đó cũng không phải cách hay để ta tìm được sự an yên, thanh tịnh trong tâm hồn. Dồn nén bị tích tụ trong người một thời gian khiến lòng trở nên bực tức, thù hận khiến con người trở nên hành động bộc phát, không kìm chế được cảm xúc.

Khi cảm xúc bị dồn nén lâu ngày, đến một hoạt cảnh cụ thể sẽ không thể kìm nén mà phát ra bên ngoài bùng nổ dữ dội. Như vậy, tác hại còn khôn lường hơn việc chỉ là tạo khẩu nghiệp. Một con người có nhận thức, giáo dục thì nên có nhìn nhận đúng sai để có hành vi ứng xử phù hợp với thực tế.

2.3 – Không nên căm hận, thù ghét

Theo Lời Phật dạy hay ta không nên nuôi dưỡng những hạt giống tức giận trong tâm hồn với bất kì ai trong cuộc sống này. “Cái tôi” cá nhân luôn luôn tiềm ẩn sự cố chấp, bảo thủ, nóng giận mà với người không có lý trí thì không thể có hành xử sáng suốt được.

Sự tự ái lúc nào cũng khiến con người ta mất đi nhiều cơ hội trong cuộc đời từ học tập đến công việc. Khi sự tự ái trỗi dậy ta sẵn sàng hạ nhục, phỉ bang người mà ta căm ghét. Hành động như vậy chúng ta chỉ xả trong tích tắc nhưng nghiệp chúng ta gây nên là cả một quãng đường dài.

Hơn thế nữa, tâm trạng ta được nuông chiều trong khoảnh khắc đó nhưng tâm hồn ta luôn cảm thấy bất an, đau khổ khi tạo khẩu nghiệp cho chính mình. Trái đắng mà ta tự chuốc lấy là điều tất nhiên.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

2.4 – Tránh nói những lời cay độc

Cha ông ta dạy rằng “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Trong lúc nóng giận tâm trạng lấn át lí trí khiến ta dùng những lời cay độc làm tổn thương người khác, khiến họ khổ đau. Chính ta rước lấy những khổ đau, mất người thân, gia đình bạn bè. Lời Phật dạy cho người nóng tính: tâm Phật nhưng khẩu xà chắc chắn khó giữ vinh hoa.

Những giây phút nóng giận, hành động thiếu kiểm soát khiến ta làm tổn thương chính bản thân mình và những người thân yêu. Trước hết bạn sẽ mất đi mối quan hệ, mất đi những cơ hội học tập, công việc và có thể mất cả chính bản thân mình. Thay vào đó theo Lời Phật dạy cho người nóng tính hãy biết giữ tâm an, kìm nén cơn nóng giận để cư xử đúng mực, hòa nhã với tất thảy mọi người. Có được như vậy, cuộc đời ta mới tìm được hạnh phúc từ những điều bình dị trong cuộc sống.

HostvnDownload Unikey Xem thêm: Download tải WinRAR 5.31 mới nhất 2016 Full Crack Windows XP/7/8/10, Download tải WinZIP 20 phần mềm tốt nhất cho nén file 2016, Dạy Học mat xa, dạy massage body, Mi Katun